19 tuổi đã bị tiểu đường, bác sĩ nói ăn thế này thì khó tránh
Một trường hợp 19 tuổi bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường mới đây xuất phát từ thói quen ăn uống không lành mạnh, được BS cảnh báo.
19 tuổi đã bị tiểu đường, bác sĩ phát hiện sau khi đến khám sức khỏe
Một chàng trai 19 tuổi tại Đài Loan đã đến gặp bác sĩ với mong muốn giảm cân. Tuy nhiên, qua thăm khám, bác sĩ lại phát hiện nam thanh niên có chỉ số đường huyết cao ngất ngưởng. Cuối cùng, cậu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Bác sĩ Chu Kiến Nam (Đài Loan) đã chia sẻ về trường hợp này. Được biết, chàng trai cao 1,73m nhưng nặng tới 110 kg. Ngay khi tìm hiểu chuyện ăn uống, vị bác sĩ đã hiểu ngay lập tức vì sao cậu thanh niên trẻ đã bị bệnh tiểu đường.
Một chàng trai 19 tuổi tại Đài Loan đã đến gặp bác sĩ với mong muốn giảm cân. (Ảnh minh họa: Internet)
Theo lời kể của bệnh nhân, từ nhỏ, cậu đã có cân nặng vượt mức. Hàng ngày, cậu chỉ ăn đồ ăn nhanh với liều lượng gấp đôi người thường. Ngoài ra, cậu còn uống nước ngọt có đường và hầu như không uống nước lọc. Mỗi khi khát, nước ngọt là giải pháp cậu tìm đến. Kết hợp với việc không tập thể dục, nam thanh niên 19 tuổi đã mắc bệnh tiểu đường đáng tiếc.
Bác sĩ Chu Kiến Nam nhấn mạnh, tiểu đường không chỉ là bệnh của người già. Qua trường hợp của nam sinh này, chúng ta thấy rằng, lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Những chỉ số và triệu chứng để nhận biết bệnh tiểu đường mà mọi người nên nắm rõ
Bác sĩChu Kiến Namchia sẻ, để biết mình có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không, có thể dựa vào 5 chỉ số sau:
- Glucose: Đây là lượng đường hình thành sau quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Glucose khi đói: Nồng độ đường trong máu sau ít nhất 8 giờ nhịn ăn, là chỉ số thường được kiểm tra để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Với những thay đổi trong thói quen sinh hoạt của thế hệ mới, bệnh tiểu đường đang ngày càng phổ biến ở giới trẻ. (Ảnh minh họa: Internet)
- Chỉ số HbA1c: Chỉ số phản ánh tình hình kiểm soát đường huyết trong vòng 3-4 tháng trước.
- Insulin: Hormone do tuyến tụy sản xuất, giúp đưa glucose trong máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng.
- Kháng insulin: Tình trạng tế bào không phản ứng tốt với insulin, khiến glucose không thể vào được tế bào và dần dẫn tới bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, ông cũng nêu ra 5 triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường:
- Acanthosis nigricans: Các vùng da gấp như cổ, nách trở nên đen và dày lên, cho thấy có sự kháng insulin.
- Ba "nhiều": Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều. Khi lượng đường trong máu tăng, cơ thể sẽ đào thải lượng đường này ra ngoài, gây ra hiện tượng khát nước.
- Mệt mỏi: Lượng đường huyết cao khiến cơ thể thiếu năng lượng và cảm thấy mệt mỏi.
- Giảm cân: Tình trạng mất nước do đường huyết cao có thể khiến cân nặng giảm nhanh chóng.
- Vết thương lâu lành: Đường huyết cao làm chậm quá trình tiếp cận của các tế bào miễn dịch tới vết thương, dễ gây nhiễm trùng.
Lời khuyên để phòng tránh tiểu đường
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ Chu Kiến Nam đưa ra một số lời khuyên như sau:
BS Chu Kiến Nam khuyến cáo mọi người nên tìm phương pháp tập luyện phù hợp để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa: Internet)
Giải pháp cơ bản:
- Thay thế đồ uống có đường bằng trà không đường.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.
- Đi bộ chậm 15-20 phút sau bữa ăn.
- Uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày.
- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra căng thẳng và tìm cách loại bỏ chúng.
Giải pháp nâng cao:
- Ưu tiên chọn các món ăn ngọt giàu protein.
- Chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp (chỉ số đường huyết) và thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, chú ý tăng cường lượng chất xơ trong khẩu phần ăn.
- Tập thể dục ít nhất 5 ngày mỗi tuần, mỗi lần cố gắng tập 30 phút.
- Tìm kiếm các hình thức vận động phù hợp như chạy bộ, đạp xe, bơi lội.
Tags:tuổi đã bị tiểu đường
Tin cùng chuyên mục