13/01/2023 14:20

2 khuyến cáo tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết Nguyên Đán

 

Thông tin về nhu cầu thị trường dịp Tết Nguyên đán, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết sau nhiều năm xuất hiện Covid-19, tình hình sản xuất kinh doanh tiêu dùng “chìm lắng”, năm nay dịch được kiểm soát, vì vậy việc sản xuất, tiêu dùng tăng hơn so với các năm vừa qua. Vào dịp Tết, nhu cầu tiêu dùng tăng cao so với ngày thường, đặc biệt các sản phẩm thịt, cá, trứng, sữa, bánh kẹo, mứt...

Phát hiện nhiều sản phẩm hết hạn

Cũng theo vị lãnh đạo này, ban chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP) đã ban hành kế hoạch tuyên truyền pháp luật để người sản xuất kinh doanh nhận thức về trách nhiệm từ khâu đăng kí, đến giám sát nguồn nguyên liệu, sử dụng phụ gia… Đồng thời, phổ biến, tuyên truyền nhận thức của người tiêu dùng trong việc mua, sử dụng thực phẩm đúng hướng dẫn nhà sản xuất, bảo quản thực phẩm đúng cách.

2 khuyến cáo tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết Nguyên Đán

Người tiêu dùng nên chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh minh họa: Nhật Sinh

Về kết quả ban đầu kiểm tra, thanh tra thực phẩm thời điểm cận Tết, ông Phong thông tin hầu hết số mẫu đều đạt yêu cầu. Tuy nhiên, thời gian qua, một số sản phẩm có nguồn gốc động vật không đảm bảo đã được phát hiện.

Cụ thể, các cơ quan chức năng đã tăng cường thanh tra, kiểm tra các tỉnh có nhiều cửa khẩu, tập trung nhiều cơ sở sản xuất chế biến, lò mổ, cở sở chứa sản phẩm đông lạnh.

Qua đó, cơ quan chức năng phát hiện một số sản phẩm hết hạn hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chỉ tiêu an toàn vi sinh... Những sản phẩm này đã bị cơ quan chức năng dừng lưu thông, thu hồi và có thể bị tiêu hủy trong thời gian tới.

Không biến tủ lạnh thành "kho lưu trữ thực phẩm"

Để đảm bảo an toàn thực phẩm ngày Tết, PGS.TS Phong khuyến cáo đầu tiên, người tiêu dùng phải chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ.

Thứ 2, người tiêu dùng phải thực hiện việc sử dụng, bảo quản sản phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Rất nhiều trường hợp còn hạn sử dụng nhưng bảo quản sai dẫn đến sản phẩm hư, hỏng.

Mùa Tết, lễ hội ở miền Bắc thời tiết thường có mưa xuân, ẩm nên mặt hàng có dầu như hướng dương, hạt đậu phộng, hạt dẻ… dễ bị nấm mốc, có độc tố ảnh hưởng sức khỏe.

Trong khi đó, phía Nam vào dịp Tết nhiệt độ cao, thời tiết nóng dẫn đến các sản phẩm giàu đạm như thịt, cá bảo quản không tốt dễ bị thiu, mốc, hỏng…

Đặc biệt, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm khuyến cáo người dân không nên biến tủ lạnh thành kho lưu trữ thực phẩm lâu dài. Hiện nay, thị trường rất đa dạng, phong phú vào ngày mùng 1-2 Tết các cơ sở kinh doanh đã có thực phẩm tươi sống để bán nên không nhất thiết tích trữ thực phẩm.

“Chúng ta xác định Tết Nguyên đán là thời điểm 'chơi Tết', nghỉ xuân, không còn 'ăn Tết' như thời bao cấp, vì vậy cần tránh việc tích trữ quá nhiều thực phẩm, lưu ý hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, nhà sản xuất”, PGS.TS Phong nói. Bên cạnh đó, người dân cũng được khuyến cáo sử dụng rượu, bia ở mức cho phép để đón Tết đảm bảo sức khỏe.

Đại diện Cục An toàn Thực phẩm thông tin nước ta đã kiểm soát được dịch Covid-19, năm nay nhiều lễ hội ở các địa phương sẽ được phục hồi.

Lễ hội kéo dài, đón hàng triệu lượt khách, vì vậy, nhu cầu dùng nước uống, thực phẩm tăng cao. Theo PGS.TS Phong, ban quản lý lễ hội phải chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý.

Ví dụ, các sản phẩm bày bán phải có nguồn gốc, xuất xứ. Các cơ sở phục vụ ăn uống đảm bảo tiêu chuẩn như bố trí nơi thông thoáng, xa nhà vệ sinh. Việc lựa chọn nguyên liệu, nước sạch phục vụ chế biến, vấn đề rác thải cũng phải theo quy định.

2 khuyến cáo tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết Nguyên Đán

TP.HCM xử phạt hàng loạt spa, thẩm mỹ viện sai phạm dịp cận Tết

Nhiều nhân viên chăm sóc da tại TP.HCM ngang nhiên thực hiện khám chữa bệnh, cơ sở hành nghề không có giấy phép hoạt động.

2 khuyến cáo tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết Nguyên Đán

Nguyên tắc giảm cân, giữ dáng đón Tết

Để hạn chế việc tăng cân hoặc mất cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn ngày Tết, chúng ta nên lựa chọn đa dạng các loại thực phẩm.

2 khuyến cáo tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết Nguyên Đán

Nguy cơ ca mắc tăng, biến chủng mới xâm nhập sau kỳ nghỉ Tết

Theo các chuyên gia, dự báo số lượng ca mắc Covid-19 ở Việt Nam tăng rõ rệt sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, biến thể phụ "lây lan mạnh nhất" của Omicron chắc chắn sẽ xuất hiện.

 

Theo: Nguồn vietnamnet.vn

Tags:

ngộ độc thực phẩm

an toàn thực phẩm

Bộ Y tế

Tết Nguyên đán

Tin cùng chuyên mục

Hoa hậu Đỗ Hà bắt hoa cưới, giờ ra sao?

Ví như Đỗ Thị Hà "check in" cùng bó hoa cưới của cô dâu. Theo quan niệm truyền thống, người bắt được bó hoa cưới do cô dâu ném ra sẽ là người có khả năng kết hôn tiếp theo. Điều này xuất phát từ niềm tin rằng bó hoa mang theo sự may mắn, tình yêu và hạnh phúc của cô dâu. Người nhận được sẽ sớm tìm thấy tình yêu đích thực hoặc tiến đến hôn nhân.


Diệp Lâm Anh có tình trẻ, Nghiêm Đức phòng không sau ly hôn

Diệp Lâm Anh kết hôn với thiếu gia Nghiêm Đức năm 2018 và cuộc hôn nhân của họ có dấu hiệu rạn nứt từ cuối năm 2019. Người đẹp từng nói cô cố gắng hàn gắn nhưng không thành, đến tháng 1/2022, khi thấy hôn nhân không thể cứu vãn, cả hai quyết định "đường ai nấy đi".


Cứu sống cụ ông 85 tuổi bị vỡ phình động mạch chủ bụng nguy kịch

Vỡ phình động mạch chủ bụng là một cấp cứu ngoại khoa tối khẩn, tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện, xử trí kịp thời.



Lương Thanh quê Thanh Hóa

Nữ diễn viên VFC quê Thanh Hóa được khen xinh như hoa hậu, từng đóng 'tình địch' với Hồng Diễm giờ ra sao?


Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực âm nhạc thế nào?

Một số doanh nghiệp đề xuất chính sách ưu đãi thuế cho các nhà sáng tạo nội dung, mở mã ngành livestream (phát trực tiếp) là một ngành kinh doanh chính thức.


Nhiều thương tiếc nam diễn viên qua đời tuổi 31

Nam diễn viên Đài Loan (Trung Quốc) Hoàng Chánh Kiệt, 31 tuổi, qua đời đột ngột khiến bạn bè thương tiếc, người hâm mộ bàng hoàng.