Bảo tàng Văn học Việt Nam
Bảo tàng Văn học Việt Nam (275 Âu Cơ, Tây Hồ, TP. Hà Nội) là nơi lưu giữ và bảo quản hàng vạn hiện vật với diện tích trưng bày hơn 2.000 m2. Đây là nơi giới thiệu về tiến trình lịch sử văn học Việt Nam từ thời kỳ nhà Lý cho tới nay, lưu giữ rất nhiều tư liệu hiện vật về các nhà văn nổi tiếng trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam
Các tác phẩm văn học ngoài được trưng bày theo cách cổ điển còn được trưng bày thông qua các tuyến nhân vật điển hình rất trực quan. Trong ảnh là không gian sắp đặt nhân vật Đại thi hào Nguyễn Du.
Chiếc bàn gỗ Nguyễn Du đã sử dụng trong thời gian 10 năm sống ở quê vợ (Thái Bình) cuối thế kỷ 18.
Thầy đồ trong bối cảnh không gian dạy học thời phong kiến. Hệ thống giáo dục và khoa cử đã tồn tại ở Việt Nam gần 1.000 năm. Trong thời gian này, nền giáo dục dựa vào nho học và khoa cử là một định chế bình đẳng cho mọi nhân tài có cơ hội thăng tiến trên đường quan lộ.
Việc học ngày xưa thường bắt đầu từ lúc 6-7 tuổi, gọi là sơ học. Tài liệu học tập gồm "Tam tự kinh"; "Tứ tự kinh"; "Ngũ ngôn" và tập làm văn câu đối 2 chữ, 4 chữ.
Tổ hợp lều chõng đi thi.
Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn Nguyễn Trãi. Ông được xem là nhà văn ưu tú bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam.
Những tác phẩm của Nguyễn Trãi được trưng bày tại bảo tàng.
Tổ hợp trưng bày trong tác phẩm của Nam Cao là mô hình 2 nhân vật Chí Phèo - Thị Nở.
Tổ hợp Chị Dậu trong tác phẩmTắt Đèn của Ngô Tất Tố.
Tư liệu và hiện vật về nhà thơ Tú Mỡ.
Tổ hợp trưng bày về các nhà văn tham gia trong kháng chiến chống thựcdân Pháp.
Chiếc xe đạp của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, dùng từ năm 1973 - 1975.
Chiếc máy đánh chữ của nhà văn Phùng Quán.
Tư liệu và một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn thuộc nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Những tác phẩm của các tác giả nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Tags:Đọc báo
báo điện tử dantri
Văn hóa
Tin cùng chuyên mục