13/12/2023 14:13

Hợp tác Việt Nam

Sáng 12/12, Diễn đàn xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam - Campuchia đã được diễn ra. Sự kiện nằm trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Campuchia Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet từ ngày 11-12/12 theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Hun Manet trên cương vị mới.Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đánh giá cao sự quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam về tiềm năng đầu tư, thương mại tại Campuchia. Góp phần khẳng định sự hỗ trợ lẫn nhau trong công tác phát triển song phương và đa phương thông qua hợp tác đầu tư.

Hợp tác Việt Nam

Thủ tướng Campuchia Hun Manet.

Thủ tướng Campuchia Hun Manet cho biết, nền kinh tế của quốc gia này vẫn duy trì phát triển dù chịu nhiều ảnh hưởng từ yếu tố khách quan. Trong 10 tháng đầu năm 2023, quy mô vốn và tổng dự án đầu tư tại Campuchia đều tăng, trong đó, vốn đầu tư tăng 4% từ 3 lên 4 tỷ USD. Số dự án đầu tư tăng 66 dự án, có 1 dự án đầu tư của Việt Nam với vốn 73 triệu USD thuộc lĩnh vực nông nghiệp.Theo ông Hun Manet, hiện kết quả đầu tư của Việt Nam vào Campuchia vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với sự hợp tác và gắn kết bền chặt của hai nước. Từ đó, Thủ tướng Campuchia chia sẻ, sẽ nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh bằng các biện pháp chủ chốt và sắc bén để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Campuchia. Thời gian tới, Campuchia sẽ tích cực tăng sức thu hút đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cung cấp gói khuyến khích, đảm bảo đầu tư công khai, minh bạch, công bằng và không đối xử. Đặt ra một số lĩnh vực ưu tiên cần khuyến khích, có tiềm năng cao về việc làm. 

Tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng trước tình cảm quý mến của Thủ tướng Campuchia, góp phần vun đắp, thúc đẩy quan hệ mọi mặt giữa Việt Nam - Campuchia như ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc tế, an ninh nhân dân,...

Hợp tác Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

“Quan hệ của hai nước rất tốt đẹp, trải qua nhiều thăng trầm và đột phá, đến nay đã đi vào chiều sâu hợp tác, phát triển toàn diện. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế thương mại chưa tương xứng với tiềm năng mà hai nước đang có, dư địa còn nhiều và trách nhiệm còn rất lớn", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định. 

Từ đó, Thủ tướng kêu gọi các nhà đầu tư hai nước tiếp tục nghiên cứu, thúc đẩy thương mại để phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - Campuchia. Điều này có ý nghĩa rất to lớn, ngoài phát triển kinh tế song phương còn góp phần vào tăng cường củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân hai nước.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây cũng là cơ hội để hai nước trao đổi kinh nghiệm, nâng cao ý thức trách nhiệm để lớn mạnh hơn. Cố gắng cùng có lợi, góp phần xây dựng mỗi nước trở thành hùng cường, thịnh vượng, nhân dân hai nước ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Đồng tình với Thủ tướng Campuchia Hun Manet, Thủ tướng tạo điều kiện thuận lợi, tốt nhất cho các nhà đầu tư tại cả Việt Nam và Campuchia. Mong muốn các nhà đầu tư tập trung vào chuyển đổi số, kinh tế xanh chống biến đổi khí hậu, tập trung vào đầu tư kinh tế tuần hoàn, khoa học công nghệ, nâng tầm kinh tế của hai nước, mở rộng hơn không gian phát triển.

Hợp tác Việt Nam

Campuchia là địa bàn lớn thứ 2 trong số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Về đầu tư, Campuchia là một trong những địa bàn đầu tư ra nước ngoài sớm nhất và lớn nhất của Việt Nam. Hiện có hơn 200 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Campuchia, với tổng vốn đăng ký hơn 2,9 tỷ USD, có mặt ở hầu hết các ngành”.Bộ trưởng nhận định, Campuchia là địa bàn lớn thứ 2 trong số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam luôn duy trì vị trí hàng đầu ASEAN và trong top 5 nước đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Campuchia.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tự đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ ra rằng hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp cũng còn một số tồn tại, hạn chế và thách thức. Kết quả đầu tư chưa tương xứng với quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước, quy mô vốn đầu tư có xu hướng giảm, chưa có thêm nhiều dự án lớn, mang tính chiến lược, tạo ra sự bứt phá trong hợp tác; một số dự án lớn có khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết kịp thời đã tác động đến hiệu quả đầu tư; Bên cạnh đó, tiềm năng và dư địa hợp tác đầu tư theo chiều rộng dần bị thu hẹp đối với một số lĩnh vực như: Thủy điện, khai thác, chế biến khoáng sản; nông lâm nghiệp quy mô lớn…Từ đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, với mong muốn có sự đột phá trong hợp tác đầu tư với Campuchia, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với Campuchia thúc đẩy đầu tư vào các ngành, lĩnh vực phù hợp với định hướng ưu tiên của Campuchia, nhất là ưu tiên hợp tác phát triển kinh tế tại khu vực biên giới hai nước.

Tags:

hợp tác

Việt Nam

Campuchia

doanh nghiệp

đầu tư

xúc tiến đầu tư

thương mại

Thủ tướng Campuchia

Tin cùng chuyên mục