Làm tốt ‘đường băng’, du lịch sẽ cất cánh
Các chuyên gia cho rằng, kỳ vọng của Chính phủ và của cả đất nước với ngành du lịch không dừng ở con số 8 triệu lượt khách quốc tế. Việc triển khai Nghị quyết 82 của Chính phủ nếu làm tốt sẽ tạo đà cho du lịch Việt Nam cất cánh.
Không chỉ 8 triệu, mà là 12 triệu lượt khách
Hôm nay, 5/7, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết 82 ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.
Ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, cho biết đây là hội nghị đầu tiên cụ thể hóa các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho ngành du lịch Việt Nam, cùng với Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết 82 của Bộ VH-TT&DL ban hành tại Quyết định 1726 ngày 4/7/2023 đều hướng tới mục tiêu để ngành du lịch phát triển trọng tâm, trọng điểm, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, cho hay, thành phố xác định du lịch là một trong 3 trụ cột phát triển kinh tế của địa phương.
Để triển khai Nghị quyết 82,ngoài tuyên truyền sâu rộng nghị quyết, Đà Nẵng đã thực thi hàng loạt biện pháp, như phối hợp xúc tiến du lịch địa phương; thiết kế, định hướng hình thành hệ sinh thái sản phẩm mới phù hợp với cấu trúc ngành đã thay đổi cơ bản sau đại dịch, qua đó chuẩn bị hệ thống sản phẩm hướng đến các nhóm nhu cầu chuyên sâu, nhỏ lẻ, tăng trải nghiệm, tăng giá trị cho du khách.
Thành phố cũng nghiên cứu các thị trường mới, thị trường tiềm năng để xúc tiến nhanh, mạnh và sâu rộng. Cùng với đó, tăng cường năng lực phục hồi của hệ thống dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng phục vụ du khách, tạo môi trường an ninh, an toàn, thân thiện.
Khách quốc tế đến Đà Nẵng đạt 70-80% kế hoạch năm của TP (Ảnh: báo Đầu tư)
Nhờ vậy, ông Dũng cho hay, đến thời điểm này Đà Nẵng là một trong những địa phương phục hồi du lịch tốt nhất. Lượng khách nội địa vượt cao điểm 2019, khách quốc tế đạt 70-80% mục tiêu do thị trường lớn là Trung Quốc vì một số lý do khách quan chưa phục hồi đầy đủ. Đà Nẵng kỳ vọng trong năm 2024 sẽ vượt qua đỉnh cao du lịch 2019.
Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, đánh giá, lượng khách quốc tế đến Việt Nam có tăng nhanh nhưng chưa đạt kỳ vọng bởi các nước cũng đang cạnh tranh rất quyết liệt và trên toàn thế giới, suy thoái kinh tế vẫn còn nặng nề.
Do đó, nếu chúng ta không làm thật tốt, không có những sản phẩm hay thì không thể thu hút được lượng khách như mong muốn.“6 tháng đầu năm, Việt Nam đón 5,6 triệu lượt và con số 8 triệu khách quốc tế năm nay chắc chắn đạt được, nhưng kỳ vọng của Chính phủ và của cả đất nước với ngành du lịch thì không dừng ở con số 8 triệu. Cho nên, các doanh nghiệp phải cố gắng nhiều hơn, phải đạt trên 10 triệu, thậm chí 12 triệu lượt khách quốc tế”, ông Bình nhấn mạnh.
Chính sách cởi mở tạo áp lực phải thay đổi
Vừa qua, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Xuất nhập cảnh sửa đổi với chính sách rất thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc triển khai xin cấp visa điện tử cũng như thời hạn lưu trú của người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh đánh giá đây là tin rất tốt với những người làm du lịch, bởi ngành đã mong chờ rất lâu để nút thắt này được tháo gỡ nhằm thu hút khách quốc tế.
Theo ông Cao Trí Dũng, chính sách thị thực mới sẽ mở "đường băng" cho rất nhiều luồng khách mới, đặc biệt là những luồng khách chủ động, luồng khách gia đình, những luồng khách đi nhỏ lẻ. Xu hướng này sẽ gây áp lực lên nhiều dịch vụ, buộc phải thay đổi để phù hợp.
Ông nhận định, chính sách cởi mở về visa sẽ giúp nâng sức cạnh tranh của điểm đến Việt Nam nói chung, các địa phương nói riêng trong việc tiếp cận các nguồn khách du lịch quốc tế. Chắc chắn 6 tháng còn lại của năm 2023 và những năm tiếp theo, chúng ta sẽ ghi nhận lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng đáng kể, đặc biệt là nguồn khách đi lẻ và sử dụng thị thực điện tử.
Ông Nguyễn Trùng Khánh cho hay, các DN du lịch sẽ có cơ hội để xây dựng sản phẩm du lịch kéo dài ngày hơn, thu hút khách tại những thị trường có khả năng chi trả cao hơn, ở lâu hơn, cũng như xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hơi hơn.
Tuy nhiên, đó mới là điều kiện cần, còn điều kiện đủ để du lịch Việt Nam hấp dẫn hơn nâng cao sức cạnh tranh hơn cũng như tạo sức hút mạnh mẽ hơn từ các thị trường quốc tế thì cần triển khai loạt giải pháp đồng bộ, từ việc tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn đến công tác quảng bá xúc tiến mạnh mẽ, bài bản, chuyên nghiệp; công tác quản lý điểm đến, an ninh an toàn, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho khách khi đi du lịch tại Việt Nam.
Nghị quyết mới về phát triển du lịch: Chú trọng đón khách 'nhà giàu'
Tái cơ cấu lại thị trường, trong đó chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao, là một trong những nội dung trọng tâm tại Nghị quyết 82, vừa được Chính phủ ký ban hành ngày 18/5, về các giải pháp đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch.
Chờ ngày sửa đổi, xin visa vẫn tốn nhiều thời gian của khách quốc tế
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua nghị quyết chung về một số thay đổi trong chính sách visa. Tuy nhiên, các công ty lữ hành phản ánh họ vẫn mất nhiều thời gian với thủ tục cấp thị thực cho khách quốc tế.
Kiến nghị Quốc hội có nghị quyết sửa đổi chính sách visa từ tháng 5
Bộ Công an dự kiến đề xuất Quốc hội đưa nội dung thay đổi chính sách visa và thị thực điện tử vào một Nghị quyết chung của Quốc hội tại kỳ họp gần nhất (5/2023). Đây là căn cứ để Chính phủ chỉ đạo triển khai ngay, tránh lỡ cơ hội đón khách quốc tế.
Bình luận
Tags:du lịch
du lịch Việt Nam
khách quốc tế
chính sách visa
Nghị quyết 82
Tin cùng chuyên mục