26/05/2021 16:09

'Lỗ hổng' pháp lý trong việc cá nhân huy động tiền từ thiện

Ủng hộ người nghèo, vùng lũ lụt... là nhu cầu cấp thiết của xã hội cần được khuyến khích, song hiện nay chưa có văn bản pháp lý nào điều chỉnh, theo các chuyên gia.

Luật sư Trương Xuân Tám (Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, việc này đã dẫn đến nhiều bất cập trong giám sát quá trình phân bổ tiền từ thiện một cách hiệu quả, thiết thực nhất. Như trường hợp nghệ sĩ Hoài Linh chậm giải ngân hơn 13 tỷ đồng (do nhiều cá nhân và tổ chức đóng góp) cứu trợ đồng bào miền Trung vùng lũ lụt từ cuối năm ngoái, khiến dư luận bức xúc. Hay trước đó ca sĩ Thuỷ Tiên kêu gọi cứu trợ cũng từng bị cho là chưa phù hợp quy định.

Các quy định hiện hành về lập quỹ từ thiện (Nghị định 64/2008 của Chính phủ) không quy định các cá nhân được đứng ra thành lập quỹ, tổ chức từ thiện. "Nghị định này đã quá cũ, không đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội là được giúp đỡ, ủng hộ người dân vùng thiên tai, khó khăn, dịch bệnh... Trong khi đây là văn hóa, truyền thống lá lành đùm lá rách tốt đẹp của người dân Việt Nam", ông Tám nêu quan điểm.

Từ cuối năm ngoái Chính phủ đã giao Bộ Tài chính soạn thảo Nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh nhưng đến nay Bộ chưa trình Chính phủ xem xét. "Các quy định này cần có sớm vì mùa lũ lụt lại đang cận kề, dịch bệnh đang hoành hành, người dân rất cần những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ", ông Tám nói.

'Lỗ hổng' pháp lý trong việc cá nhân huy động tiền từ thiện

Nghệ sĩ Hoài Linh trong sự kiện hồi đầu năm. Ảnh: Hữu Khoa.

Ngoài ra, pháp luật cũng chưa có quy định một cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm giám sát Hoài Linh hay bất kể người nào đứng ra làm từ thiện, quản lý phân bổ số tiền này. Nhưng nếu người đứng ra quyên góp sử dụng tiền không đúng mục đích thì các cơ quan pháp luật lại có quyền xử lý. "Đó chính là lỗ hổng mà các cơ quan lập pháp cần xây dựng hoàn thiện khung pháp lý hoàn chỉnh", luật sư Tám nói.

Để khắc phục những hạn chế trong pháp luật hiện hành, luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn luật sư TP HCM) cho rằng, khi xây dựng văn bản pháp luật mới cần mở rộng các đối tượng, chủ thể khác được quyền tổ chức, tiếp nhận và phân phối tiền hàng cứu trợ ngoài các tổ chức được quy định tại Điều 5 Nghị định 64/2008.

Nhằm tránh việc phát sinh các hoạt động tự phát, khó kiểm soát nên giới hạn phạm vi mà các cá nhân, tổ chức, đơn vị khác được tiếp nhận và phân phối tiền hàng cứu trợ chứ không phải trong mọi trường hợp. "Tức là, chỉ trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người, tài sản và phương tiện sản xuất của nhân dân", luật sư Mạch nói.

Đối với việc quản lý, công khai tiền hàng cứu trợ cần quy định buộc người đứng ra tổ chức, tiếp nhận cứu trợ phải liên hệ với chính quyền từng địa phương, đồng thời phải công khai số tiền hàng nhận được; số tiền hàng đã phân phối, chuyển cho các địa phương, các gia đình.

"Tuy nhiên, do tính cấp bách của hoạt động này, việc công khai không bắt buộc phải quá chi tiết, máy móc vì điều này không khả thi. Chỉ cần xác định tương đối được số tiền hàng đã tiếp nhận và đã phân phối thông qua các bản sao kê ngân hàng", luật sư Mạch nói.

Đồng tình, luật sư Trương Xuân Tám cho rằng, trường hợp nghệ sĩ Hoài Linh giữ tiền của nhà hảo tâm ủng hộ đồng bào vùng lữ lụt từ năm ngoái đến nay chưa giải ngân, phân bổ nhưng cũng không thông tin cho các nhà hảo tâm biết "là không thể chấp nhận được". Lẽ ra, để minh bạch thông tin, Hoài Linh phải thông báo trên trang cá nhân (từng kêu gọi quyên góp) về tổng số tiền đã nhận được, kế hoạch trao tặng tiền cho đồng bào.

"Chưa thực hiện được vì lý do gì cũng phải thông báo. Chứ không phải sau hơn 6 tháng kể từ khi nhận tiền, có người thắc mắc rồi mới lên tiếng xin lỗi như vừa qua là rất phản cảm, khiến người gửi tiền mất lòng tin, có cơ sở để hoài nghi", luật sư Tám nói và cho rằng cách tích cực nhất của Hoài Linh bây giờ là phải công khai liên hệ với chính quyền địa phương để phân phối tiền cứu trợ cho đồng bào miền Trung.

Hải DuyênTrở lại Pháp luậtTrở lại Pháp luậtChia sẻ ×

Theo: Nguồn vnexpress.net

Tags:

Nghệ sĩ Hoài Linh

cá nhân làm từ thiện

pháp lý

Đời sống

Ghi nhận

Tin cùng chuyên mục

Hoa hậu Đỗ Hà bắt hoa cưới, giờ ra sao?

Ví như Đỗ Thị Hà "check in" cùng bó hoa cưới của cô dâu. Theo quan niệm truyền thống, người bắt được bó hoa cưới do cô dâu ném ra sẽ là người có khả năng kết hôn tiếp theo. Điều này xuất phát từ niềm tin rằng bó hoa mang theo sự may mắn, tình yêu và hạnh phúc của cô dâu. Người nhận được sẽ sớm tìm thấy tình yêu đích thực hoặc tiến đến hôn nhân.


Diệp Lâm Anh có tình trẻ, Nghiêm Đức phòng không sau ly hôn

Diệp Lâm Anh kết hôn với thiếu gia Nghiêm Đức năm 2018 và cuộc hôn nhân của họ có dấu hiệu rạn nứt từ cuối năm 2019. Người đẹp từng nói cô cố gắng hàn gắn nhưng không thành, đến tháng 1/2022, khi thấy hôn nhân không thể cứu vãn, cả hai quyết định "đường ai nấy đi".


Cứu sống cụ ông 85 tuổi bị vỡ phình động mạch chủ bụng nguy kịch

Vỡ phình động mạch chủ bụng là một cấp cứu ngoại khoa tối khẩn, tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện, xử trí kịp thời.



Lương Thanh quê Thanh Hóa

Nữ diễn viên VFC quê Thanh Hóa được khen xinh như hoa hậu, từng đóng 'tình địch' với Hồng Diễm giờ ra sao?


Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực âm nhạc thế nào?

Một số doanh nghiệp đề xuất chính sách ưu đãi thuế cho các nhà sáng tạo nội dung, mở mã ngành livestream (phát trực tiếp) là một ngành kinh doanh chính thức.


Nhiều thương tiếc nam diễn viên qua đời tuổi 31

Nam diễn viên Đài Loan (Trung Quốc) Hoàng Chánh Kiệt, 31 tuổi, qua đời đột ngột khiến bạn bè thương tiếc, người hâm mộ bàng hoàng.