21/12/2024 10:57

Người xưa dạy đối nhân xử thế: Hỉ sự không mời đừng tới, hiếu sự không gọi cũng sang ngay, nghĩa là sao?

Người xưa dạy đối nhân xử thế: Hỉ sự không mời đừng tới, hiếu sự không gọi cũng sang ngay, nghĩa là sao?

17:00, Thứ tư 31/07/2024 ( PHUNUTODAY ) - Trong đời người khi vui nhất, khi buồn nhất là những lúc thể hiện rõ nhất mối quan hệ của họ, ai xuất hiện lúc đó sẽ rõ.

Hỉ sự mà người xưa nói tới ở đây là những việc vui như cưới xin, lên nhà mới, sinh nhật, liên hoan, mừng thọ, mừng tài, sinh con... Những việc vui càng trọng đại càng quan trọng. Còn hiếu sự là những việc liên quan tới chuyện buồn như tang ma, xây cất mồ mả. Trong đời người chia ly sinh tử là cuộc chia ly vĩnh viễn và đó là lần gặp cuối cùng.

Người xưa rất trọng lễ nghĩa ứng xử nên trong đời người việc tang sự và việc cưới xin rất quan trọng. Lúc tang sự ai tới với họ sẽ biết tình ra sao, lúc việc hỉ họ gọi ai mời ai sẽ biết họ trân trọng ai. Bởi thế người xưa mới dặn, khi người có việc vui nếu không mời thì mình đừng tự tới, nhưng khi nhà họ có tang sự thì không cần gọi cũng chạy sang giúp đỡ lo liệu giùm.

Vì sao hỉ sự không mời thì không tới?

Hỉ sự không mời không tới bởi nếu tới sẽ là vô duyên là thừa thãi. Hỉ sự là việc vui nên người ta đều có thời gian chuẩn bị. Bởi thế khi họ coi ai là thân thiết là quan trọng họ đều có lời mời sắp xếp. Nếu lỡ quên thì chứng tỏ mối quan hệ tưởng thân tình xưa nay lại chỉ là giả. Thế nên đừng tới nếu hỉ sự không được mời. Nếu được mời quá muộn gần giờ diễn ra hãy khéo léo từ chối.

Người xưa dạy đối nhân xử thế: Hỉ sự không mời đừng tới, hiếu sự không gọi cũng sang ngay, nghĩa là sao?

Khi vui người ta có đủ thời gian chuẩn bị mời khách, mà không mời bạn thì đừng tới kẻo vô duyên

Và lời nói này cũng nhắc nhở những người có hỉ sự cần phải cẩn thận chu toàn, bởi nếu mình sơ sểnh thì người ta sẽ không tới và mối quan hệ thân thiết bao lâu chỉ vì sơ suất mà có thể làm rạn nứt. Thế nên khi có việc vui mời khách phải rà soát danh sách kỹ càng để đừng bỏ quên ai và hãy nhớ càng người thân càng mời chỉn chu, đừng cho rằng thân thì không cần khách sáo, hơn nữa khi có hỉ sự thì mời càng sớm càng tốt, đừng để sát giờ tổ chức mới mời khách.

Vì sao hiếu sự không gọi cũng sang ngay?

Hiếu sự là việc buồn mà khó ai đoán trước được thời gian. Kể cả người già ốm lâu ngày tưởng nắm bắt được giờ mất mà hóa ra cũng không. Thế nên hiếu sự tới bất ngờ, và đau buồn nên gia chủ thường bối rối. Và đó là lúc người ta không có sự chuẩn bị, lại là việc buồn nên cần động viên. Vì thế lúc này hãy tới bên họ để động viên giúp đỡ việc hiếu. Đó là tình nghĩa, là nhân văn.

Người xưa dạy đối nhân xử thế: Hỉ sự không mời đừng tới, hiếu sự không gọi cũng sang ngay, nghĩa là sao?

Khi thấy người có chuyện buồn hãy tới động viên và giúp đỡ

Mở rộng ra khi người ta có những chuyện buồn hoạn nạn như tai nạn ốm đau, đừng đợi họ gọi mà hãy chủ động tới động viên, nếu giúp được gì hãy giúp, nếu thấy họ khó khăn không cần họ mở lời hãy chủ động nói có thể cho họ vay tiền bạc để qua cơn hoạn nạn. Đó mới là tình nghĩa cao dày. Lúc người ta hoạn nạn đau buồn, nhiều người sẽ ngại người khác lánh xa nên lúc đó nếu ta chủ động tới với họ động viên họ sẽ giúp họ vượt qua tốt hơn.

xTheo: giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy linkLink bài gốchttps://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/nguoi-xua-day-doi-nhan-xu-the-hi-su-khong-moi-dung-toi-hieu-su-khong-goi-cung-sang-ngay-nghia-la-sao-838652.htmlTác giả: An NhiênTừ khóa: cách sống tốt đàn ông biết đối nhân xử thế3 thói quen rất nhỏ tưởng như chẳng liên quan nhưng lại giúp bạn gia tăng vận may, xoay chuyển tình thế4 đặc điểm của cha mẹ có EQ thấp làm ảnh hưởng nặng nề tới tương lai con trẻ

Tags:

cách sống tốt

đàn ông biết đối nhân xử thế

Tin cùng chuyên mục