26/03/2022 16:00

Quản lý tài chính thông minh, đừng bỏ qua 4 nguyên tắc “vàng” này

Quản lý tài chính thông minh không chỉ giúp bạn chi tiêu phù hợp theo nhu cầu tiêu dùng mà còn có thêm khoản tiền tiết kiệm cho tương lai.

Nắm rõ thu nhập và rà soát chi tiêu

Mỗi người có một khoản thu nhập khác nhau. Nắm rõ thu nhập là yếu tố quan trọng để bạn biết mình có bao nhiêu tiền chi tiêu cho gia đình, bản thân, gửi tiết kiệm và các kế hoạch khác.

Để chi tiêu phù hợp, bạn hãy rà soát thật kĩ, ghi chép lại những khoản cần chi tiêu. Sau đó, hãy phân bổ tài chính vào từng giỏ tiền trên theo mức độ ưu tiên.

Ví dụ, thu nhập của bạn là 7- 10 triệu đồng/tháng, hãy chia nhỏ thành từng khoản như: Tiền ăn, tiền điện nước, tiền cho con (nếu đã có gia đình) và các khoản tiền khác… tùy theo tình hình thực tế thu nhập hàng tháng của bạn.

Ngoài ra, để biết mình chi tiêu ra sao, đã phù hợp chưa thì bạn hãy ghi chép lại các khoản tiền hàng ngày chi tiêu (ghi chép bằng điện thoại, hoặc 1 cuốn sổ). Cuối tháng, hãy tổng kết lại. Sau đó, điều chỉnh lại và gạch bớt nhưng khoản chi tiêu chưa phù hợp, và điều chỉnh lại trong tháng sau.

Có kế hoạch trả nợ rõ ràng

Ngoài việc chi tiêu, bạn cũng nên rà soát các khoản nợ của mình. Đây là một trong những trở ngại lớn nếu bạn muốn quản lý tài chính của mình tốt hơn.

Quản lý tài chính thông minh, đừng bỏ qua 4 nguyên tắc “vàng” này

Quản lý tài chính thông minh không chỉ giúp bạn thỏa mãn tất cả các nhu cầu tiêu dùng mà còn có thêm khoản tiền tiết kiệm cho tương lai. Đồ họa: M.H

Nếu có nợ, hãy lập kế hoạch để xóa nợ trong thời gian ngắn nhất. Bạn hãy cân nhắc trả nợ khoản nào trước, khoản nào sau, khoản có tính lãi… để hạn chế việc gồng lưng đi làm hàng tháng chỉ để trả nợ lãi mà không tiết kiệm được.

Sau khi xử lý xong khoản nợ, bạn hãy chuyển những khoản tiền trong kế hoạch trả nợ sang các mục tiêu khác. Ví dụ, gửi tiết kiệm, mua vàng, hay bỏ lợn để tích lũy.

Có mục tiêu tài chính

Mục tiêu tài chính là kế hoạch tiết kiệm tiền cho tương lai. Đây là điều cần làm khi bạn muốn quản lý tài chính của cá nhân và gia đình mình thật hiệu quả.

Ví dụ, bạn đặt mục tiêu 5 năm sau sẽ mua xe, 10 năm xây nhà, hay mua đất tích lũy về sau… Để hiện thực hóa mục tiêu, bạn phải xây dựng kế hoạch tài chính và lộ trình rõ ràng. Từ đó, bạn sẽ cân đối tiền cần dùng cho mỗi kế hoạch, mỗi tháng cần tiết kiệm bao nhiêu để đạt được mục tiêu dài hạn trên.

Luôn xác định cách thức để đạt mục tiêu

Khi có mục tiêu, bạn hãy bắt tay vào thực hiện ngay. Đừng để mục tiêu “trên giấy” hoặc chỉ là mơ.

Có rất nhiều cách để tiết kiệm chi tiêu, bạn có thể áp dụng các quy tắc, phương pháp chi tiêu, quản lý tài chính đơn giản, khoa học như 50/30/20.

Với phương pháp 50/20/30, bạn sẽ chia thu nhập của mình từng nhóm riêng biệt để chi tiêu và quản lý có hiệu quả. 

Trong đó, 50% dành cho nhu cầu như: sinh hoạt, ăn uống, tiền điện, tiền nhà ở, điện nước... Lưu ý, nếu chi tiêu vượt mức tiền trong khoản này, bạn hãy loại bỏ những khoản tiêu dùng chưa hợp lý vào tháng sau để cắt giảm chi phí.

Tiếp theo, hãy phân bổ tài chính 20% dành cho đầu tư và tiết kiệm. Bạn có thể dùng tiền mua vàng, gửi tiết kiệm, hay đầu tư để sinh lời.

Tags:

quản lý tài chính

tài chính thông minh

chi tiêu

gửi tiết kiệm

khoản tiền

mua đất

mua vàng

kế hoạch tài chính

đầu tư

tiết kiệm bao nhiêu

Tin cùng chuyên mục