Thưởng thức món đậu hũ ở Lào, nhớ những ngày ấu thơ cơ cực
Tôi vừa đứng lên trả tiền 2 bát khao piec (một món ăn sáng của Lào giống như bánh canh ở miền Trung, nhưng sợi nhỏ như bún), quay ra đã nghe thoang thoảng mùi thơm quyến rũ từ một thời xa lắc xa lơ ùa đến. Một mùi vị mà chỉ có những đứa trẻ ở miền Trung mới biết - đậu hũ.
Món ăn dân dã này người miền Bắc gọi là tào phớ. Nhưng có lẽ, mùi vị không thể giống món ăn do phụ nữ miền Trung làm. Dân Lào lại càng không!
Đúng như tôi nghĩ, một giọng Huế cất lời mời nhỏ nhẹ. Vợ tôi mua liền 2 suất. Không phải đậu hũ đựng trong cái bát sành như các bà ở quê, người phụ nữ Huế này đã biết học theo thói quen sính dùng đồ nhựa của người Lào, đựng đậu hũ bằng cốc nhựa.
Đây cũng là cách để di chuyển cho gọn nhẹ, không phải gánh gồng lích kích, người mua mang về cũng thuận tiện hơn. 10.000 kip cho 2 cốc đậu. Tính ra xấp xỉ 25.000 đồng.
Cốc đậu hũ thơm lừng mùi vị đồng quê quyện với vị ngọt thanh của nước đường, vị cay cay, thơm thơm của gừng xắt lát.
Đậu đựng trong thùng nhựa cách nhiệt, nóng giãy. Mới nhìn cái màu trắng ngà của đậu, hít hà mùi thơm dìu dịu của đậu nóng đã thích, đến khi chị bán hàng mở hộp nước đường chưng sền sệt với gừng tươi thì thôi, khỏi phải nói luôn, không thể tả được sự hấp dẫn của món quà quê!
Dân mình quả là khéo léo. Từ hạt đậu tương mà làm ra bao thức ăn ngon. Đậu tương xay nhỏ, lọc bỏ bã để làm đậu phụ. Lọc kỹ hơn nữa, sau đó đun sôi rồi để nguội cho đông lại thành tào phớ. Trong khi người miền Bắc gọi là tào phớ, miền Nam gọi là tàu hũ thì miền Trung, nhất là các tỉnh Nam Trung Bộ lại gọi là đậu hũ.
Không phải vì dân mình phát âm sai, mà đơn giản chỉ là cách gọi loại đậu được chứa trong hũ sành. Mấy bà bán đậu hũ quê tôi bây giờ vẫn còn gánh đậu trong hai cái hũ sành đi bán khắp trong làng ngoài xã. Ai mua thì mở nắp ra múc cho họ. Cũng giống người ta không gọi đậu phụ như người Bắc mà gọi là đậu khuôn, chỉ đơn giản là vì đậu được làm trong khuôn.
Còn bây giờ, dù người đàn bà Huế dịu dàng kia có đựng trong thùng nhựa cách nhiệt thì tôi vẫn gọi là đậu hũ.
Cốc đậu hũ nóng thơm lừng mùi vị đồng quê quyện với vị ngọt thanh của nước đường, vị cay cay thơm thơm của gừng tươi xắt lát, cứ tan dần trên đầu lưỡi. Xa nhà, ăn cốc đậu hũ để nhớ về một thời cơ cực của những đứa trẻ ở miền Trung cũng là một kỷ niệm.
Nhớ hồi còn nhỏ, hôm nào có bà bán đậu hũ đi qua, má tôi gọi vào mua cho mỗi đứa một tô, loại tô chỉ lớn hơn cái bát ăn cơm một tí, mà cũng không sâu như bát ăn cơm, thế là mừng húm.
Đậu hũ được các bà múc từng lát mỏng, cho vào tô, rồi rót ít nước đường vàng nấu với gừng tươi sền sệt vào. Nhờ múc theo lát mỏng mà đậu dễ quyện mùi với hỗn hợp đường - gừng nên ngọt và thơm phức. Ăn xong vẫn thấy thòm thèm, muốn được má cho ăn thêm tô nữa.
Giờ thì tào phớ đã trở thành món tráng miệng trong một số nhà hàng sang trọng ở Hà Nội. Người Hà Nội cũng thanh lịch hơn trong cách ăn của mình bằng cách dùng nước đường ướp hương hoa nhài thơm dịu, chứ không dùng gừng tươi và cũng không quá ngọt như người miền Trung. Tào phớ Hà Nội khi ăn thường cho thêm ít đá cho mát, ăn thanh miệng, nhẹ bụng, phù hợp để giải nhiệt.
Cũng đã nhiều lần ăn tào phớ Hà Nội, nhưng sao tôi vẫn không thể có được cảm giác như ăn đậu hũ do người Huế nấu giữa thủ đô của Lào.
Giọng nói nhẹ nhàng, người phụ nữ Huế ấy đã có thâm niên 15 năm bán đậu hũ ở Viêng Chăn. Mỗi tháng chị đi xe buýt lên cửa khẩu Lào - Thái một lần để gia hạn hộ chiếu. Năm vài ba lần, chị về quê thăm con và giỗ chạp. Lấy chồng muộn, 30 tuổi mới lên xe hoa nhưng con lớn của chị đã học xong, ra trường đi làm, đứa nhỏ mới học năm thứ 2 đại học.
Cọc cạch với chiếc xe đạp, túi trước thùng sau, người phụ nữ Huế ấy cần mẫn rong ruổi khắp mấy quận trung tâm thủ đô Viêng Chăn để viết tiếp ước mơ cho 2 đứa con của mình bằng những cốc đậu hũ thơm tho quyến rũ với giá 5.000 kip.
Chị tên Tuyết. Tôi lưu tên chị vào điện thoại ba chữ: Đậu hũ Tuyết. "Khi nào muốn ăn thì gọi nhé!", chị bảo tôi rồi thong thả đạp xe tiếp tục công việc thường nhật của mình.
Theo: Nguồn vietnamnet.vn
Tags:đậu hũ
món ăn vặt
món ăn vặt nơi xa xứ
đậu hũ
Tin cùng chuyên mục
Hoa hậu Đỗ Hà bắt hoa cưới, giờ ra sao?
Ví như Đỗ Thị Hà "check in" cùng bó hoa cưới của cô dâu. Theo quan niệm truyền thống, người bắt được bó hoa cưới do cô dâu ném ra sẽ là người có khả năng kết hôn tiếp theo. Điều này xuất phát từ niềm tin rằng bó hoa mang theo sự may mắn, tình yêu và hạnh phúc của cô dâu. Người nhận được sẽ sớm tìm thấy tình yêu đích thực hoặc tiến đến hôn nhân.
Diệp Lâm Anh có tình trẻ, Nghiêm Đức phòng không sau ly hôn
Diệp Lâm Anh kết hôn với thiếu gia Nghiêm Đức năm 2018 và cuộc hôn nhân của họ có dấu hiệu rạn nứt từ cuối năm 2019. Người đẹp từng nói cô cố gắng hàn gắn nhưng không thành, đến tháng 1/2022, khi thấy hôn nhân không thể cứu vãn, cả hai quyết định "đường ai nấy đi".
Cứu sống cụ ông 85 tuổi bị vỡ phình động mạch chủ bụng nguy kịch
Vỡ phình động mạch chủ bụng là một cấp cứu ngoại khoa tối khẩn, tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện, xử trí kịp thời.
Lương Thanh quê Thanh Hóa
Nữ diễn viên VFC quê Thanh Hóa được khen xinh như hoa hậu, từng đóng 'tình địch' với Hồng Diễm giờ ra sao?
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực âm nhạc thế nào?
Một số doanh nghiệp đề xuất chính sách ưu đãi thuế cho các nhà sáng tạo nội dung, mở mã ngành livestream (phát trực tiếp) là một ngành kinh doanh chính thức.
Nhiều thương tiếc nam diễn viên qua đời tuổi 31
Nam diễn viên Đài Loan (Trung Quốc) Hoàng Chánh Kiệt, 31 tuổi, qua đời đột ngột khiến bạn bè thương tiếc, người hâm mộ bàng hoàng.